Hiện
nay, chất liệu thạch cao đang dần chiếm ưu thế trong các công trình lớn nhỏ khắp
nơi, từ các trung tâm mua sắm đến căn hộ tại các gia đình. Đặc biệt với những
không gian lớn, trần thạch cao thật sự mang lại vẻ sang trọng riêng
biệt cho ngôi nhà của bạn. Hãy cùng tìm hiểu một loại trần chắc chắn bạn đã gặp
rất nhiều lần mà không biết đến, đó là trần thạch cao chìm kết hợp với bột thạch cao.
![]() |
Không gian cả nhà bạn sẽ sang trọng hơn cùng trần thạch cao |
Trần thạch cao khung chìm vừa chắc chắn vừa có độ thẩm
mỹ cao, đa dạng về phong cách kiến trúc. Chính vì vậy, đã có nhiều khách hàng
và chủ đầu tư, ngay cả các nhà thi công cũng rất ưa chuộng vật liệu thi công
này. Ưu điểm của sản phẩm này chính là tính thẩm mỹ, nhiều thiết kế và dễ dàng
điều chỉnh để phù hợp với từng khách hàng. Chi phí lắp đặt và sửa chữa bằng bột thạch cao cũng không
quá cao cho những công trình như nhà phố, căn hộ cao cấp, biệt thự…
Nhược
điểm duy nhất của thạch cao đó là tính thấm nước của nó, không phù hợp với những
ngôi nhà cấp 4 mái tôn ẩm ướt sẽ làm chất liệu nứt sau nhiều năm sử dụng. Tuy
nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục nhược điểm này cùng một số sản phẩm thạch cao
có tính năng chống ẩm và thi công cẩn thận. Bạn vẫn có thể cải thiện tính chịu
đựng của tấm trần thạch
cao của bạn qua một số bước sau.
![]() |
Những chi tiết hư hỏng nhỏ đều có thể được sửa chữa nhờ vào bột thạch cao |
-
B1: Sử dụng thước đo hồng ngoại để đo độ cao trần, sau đó kiểm tra kỹ càng các
thông số đo thực tế và trên bản vẽ để có phương án xử lý cụ thể.
-
B2: Đánh dấu vị trí lắp đặt trần. Thông thường, thợ thi công sẽ sử dụng máy bắn
cốt, ống nivo, ống bắn mực và một số dụng cụ khác.
-
B3: Thợ thi công sẽ tiến hành treo nẹp viền tường theo đúng dấu mực bằng đinh
thép hoặc vít sao cho cự li cao nhất 0,3m giữa các lỗ đinh.
-
B4: Lắp đặt ty treo sao cho một đầu được liên kết vào hệ xương chính, đầu còn lại
vít liên kết với trần hoặc mái nhà. Giữa 2 điểm treo cách đều nhau là 1,2m và đảm
bảo khoảng cách 0,3m cao nhất cho những điểm treo đầu tiên đối với tường nhà.
-
B5: Thợ thi công treo xương chính liên kết với ty của điểm treo nhằm tạo ra
khung dọc cách nhau 1m.
-
B6: Sử dụng bát liên kết để kết nối xương phụ và xương chính tạo khoảng cách
0,4m.
-
B7: Thợ thi công quan sát kỹ cân chỉnh sao cho khung xương đều tạo thành mặt bằng
sau đó bắt tấm thạch cao vào khung xương phụ bằng đinh vít. Chú ý các mũ vít phải
chìm sâu vào mặt tấm đảm bảo độ chắc chắn.
-
B8: Cuối cùng, sử dụng bột
thạch cao hoặc các vật liệu kết dính chuyên dụng để phủ kín khe nối giữa
các tấm thạch cao. Tay nghề của các thợ thi công phải đạt trình độ khá mới đảm
bảo mặt trần phẳng hoàn toàn không có vết gợn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét